Chính sách đặc thù hiện hưởng
Trang chủ -
Giới thiệu Khánh Hoà
Chính sách đặc thù hiện hưởng

Chính sách đặc thù hiện hưởng
Chính sách, cơ chế đặc thù đã trở thành một trong những nền tảng quan trọng để Trung ương giúp nhiều địa phương có những bước phát triển vượt bậc trong điều hành kinh tế - xã hội. Tại tỉnh Khánh Hòa, Trung ương đã ban hành chính sách, cơ chế đặc thù nhằm phát huy được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

1. Chính sách đặc thù của tỉnh Khánh Hòa trước khi hợp nhất với tỉnh Ninh Thuận
- Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết đưa ra các mục tiêu cụ thể và 10 nhiệm vụ giải pháp cụ thể nhằm đạt mục tiêu đến năm 2030, Khánh Hòa là thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở phát huy cao độ tiềm năng và lợi thế về biển, là đô thị thông minh, bền vững, bản sắc và kết nối quốc tế; là trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; là một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao; là nơi nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc; tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vững chắc.
- Nghị quyết số 55/2022/QH15, ngày 16/6/2022 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa, theo đó tạo một số cơ chế, chính sách đặc thù về quản lý tài chính, ngân sách nhà nước; phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch, đất đai, môi trường; tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công; phát triển Khu kinh tế Vân Phong và phát triển kinh tế biển tại tỉnh Khánh Hòa. Nghị quyết số 55/2022/QH15 của Quốc hội là một bước cụ thể hóa quan trọng trong triển khai Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tỉnh Khánh Hòa biến các tiềm năng, lợi thế của tỉnh trở thành sức mạnh tổng hợp, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển hoàn thiện và bền vững, góp phần sớm hiện thực hóa mục tiêu đưa Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030.
2. Chính sách đặc thù của tỉnh Ninh Thuận trước khi hợp nhất với tỉnh Khánh Hòa
Nghị quyết số 189/2025/QH15 ngày 19/02/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, với 9 cơ chế, chính sách đặc biệt áp dụng cho tỉnh Ninh Thuận để thực hiện Dự án điện hạt nhân, trong đó:
- 04 chính sách về tài chính – ngân sách phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, gồm: (1) Hằng năm, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh 70% số tăng thu từ triển khai Dự án điện hạt nhân; (2) Được vay lại vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 90% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp; (3) Phân bổ thêm 40% số chi tính theo định mức dân số khi xây dựng định mức chi thường xuyên ngân sách nhà nước; (4) Cho phép nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon là nguồn thu ngân sách tỉnh được hưởng 100%).
- 05 chính sách liên quan trực tiếp đến triển khai thực hiện dự án Điện hạt nhân, gồm: (1) Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền được quyết định áp dụng chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, phi tư vấn, mua sắm, xây lắp thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện Dự án; (2) Cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ Dự án; (3) Được áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất để thực hiện Dự án ở mức cao nhất theo quy định nhân (x) với 1,5 lần; (4) Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đối với người đang sử dụng đất chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; (5) Được phép triển khai đồng thời công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư song song với việc điều chỉnh dự án đầu tư dự án di dân, tái định cư của Dự án./.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử tỉnh Khánh Hoà
Chia sẻ bài viết
Bài viết liên quan

Khánh Hòa có đường bờ biển dài với gần 500 km, hơn 200 hòn đảo lớn, nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như...

Khánh Hòa là một trong những tỉnh có đường bờ biển đẹp của Việt Nam với hơn 200 hòn đảo lớn, nhỏ ven...

Khánh Hòa là tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên...