Thứ 2 - Thứ 6: 08:00 - 16:30
0917 699 058
chihoihdvnhatrangkhanhhoa@gmail.com
61 Yersin, Phương Sài, Nha Trang

What are you looking for?

Explore our services and discover how we can help you achieve your goals

Một số quy định pháp luật liên quan đến hoạt động Hướng dẫn viên

  1. Trang chủ -

  2. Thông tin ngành

  3. Một số quy định pháp luật liên quan đến hoạt động Hướng dẫn viên

Background image
Một số quy định pháp luật liên quan đến hoạt động Hướng dẫn viên

Giới thiệu các quy định về hoạt động du lịch, quyền và nghĩa vụ của khách du lịch, hướng dẫn viên, cùng các hành vi bị nghiêm cấm và chế tài liên quan. Đây là những thông tin cốt lõi giúp đảm bảo môi trường du lịch an toàn, văn minh và chuyên nghiệp tại Việt Nam.

Khánh Hoà TGA
Khánh Hoà TGA

Th07 03, 2025

15 phút để đọc
Một số quy định pháp luật liên quan đến hoạt động Hướng dẫn viên

1. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch:

- Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thông văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

- Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật.

- Xâm hại tài nguyên du lịch, môi trường du lịch.

- Phân biệt đối xử với khách du lịch, thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch; tranh giành khách du lịch, nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ.

- Kinh doanh du lịch khi không đủ điều kiện kinh doanh, không có giấy phép kinh doanh hoặc không duy trì điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành khác hoặc cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh.

- Hành nghề hướng dẫn du lịch khi không đủ điều kiện hành nghề.

- Quảng cáo không đúng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; quảng cáo về loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

- Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật khác có liên quan.

2. Quyền của khách du lịch:

- Sử dụng dịch vụ du lịch do tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp hoặc tự đi du lịch.

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch theo hợp đồng đã ký kết.

- Được tạo điều kiện thuận lợi về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hải quan, lưu cư trú, đi lại trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo hợp đồng đã giao kết với tổ chức, cá nhân kinh doanh, cung cấp dịch vụ du lịch.

- Được đối xử bình đẳng; được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản khi sử dụng dịch vụ du lịch; được tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp.

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật về du lịch.

- Kiến nghị với tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch.

- Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

3. Nghĩa vụ của khách du lịch:

- Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tông trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương, bảo vệ và giữ gìn tài nguyên du lịch, môi trường du lịch; không gây phương hại đến hình ảnh quốc gia, truyền thông văn hóa dân tộc của Việt Nam.

- Thực hiện nội quy của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch.

- Thanh toán tiền dịch vụ theo hợp đồng, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

- Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự.

4. Phạm vi hành nghề:

- Hướng dẫn viên du lịch quốc tế được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong phạm vi toàn quốc và đưa khách du lịch ra nước ngoài.

- Hướng dẫn viên du lịch nội địa được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam trong phạm vi toàn quốc.

- Hướng dẫn viên du lịch tại điểm được hướng dẫn cho khách du lịch trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch.

5. Điều kiện hành nghề của Hướng dẫn viên:

- Có thẻ hướng dẫn viên du lịch;

- Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa;

- Có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch; đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm, phải có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch

6. Trường hợp thu hồi thẻ HDV:

- Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh.

- Cho cá nhân khác sử dụng thẻ HDV để hành nghề.

- Không đảm bảo điều kiện hành nghề, điều kiện cấp thẻ HDV

- Giả mạo hồ sơ cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ HDV.

7. Quyền và nghĩa vụ của HDV:

7.1. HDV có quyền:

- Tham gia tổ chức XH-NN về Hướng dẫn du lịch

- Nhận tiền lương và khoản thù lao khác theo hợp đồng

- Tham gia các khóa bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề HDDL.

- Trong trường hợp khẩn cấp hoặc bất khả kháng, được quyền thay đổi chương trình du lịch, điều chỉnh tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch.

7.2. HDV có nghĩa vụ:

- Hướng dẫn khách du lịch theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng hướng dẫn

- Tuân thủ, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, nội quy nơi đến tham quan và tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương.

- Thông tin về chương trình tour, dịch vụ và quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch.

- Hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình tour, thái độ văn minh, tận tình, chu đáo. Báo cáo người điều hành về quyết định thay đổi chương trình tour trường hợp khách có yêu cầu.

- Có trách nhiệm hỗ trợ đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch.

- Tham gia khóa cập nhật kiến thức theo quy định.

- Đeo thẻ HDV trong khi hành nghề

- Trong khi hành nghề, HDV phải mang theo giấy tờ phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp và chương trình tour bằng tiếng việt và tiếng nước ngoài (trong trường hợp hướng dẫn khách quốc tế).

8. Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hướng dẫn viên du lịch:

TT

HÀNH VI VI PHẠM

MỨC PHẠT

1.

Không đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch trong khi hành nghề hướng dẫn du lịchCảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng

2. 

Không xuất trình được phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp tổ chức chương trình du lịch theo quy định trong khi hành nghềTừ 500.000đ đến 1.000.000đ

3. 

Không xuất trình được chương trình du lịch theo quy định trong khi hành nghềTừ 500.000đ đến 1.000.000đ

4. 

Không hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật nơi đến du lịch, nội quy nơi đến tham quan, phong tục, tập quán của địa phương nơi đến du lịchTừ 1.000.000đ đến 3.000.000đ

5. 

Cung cấp thông tin cho khách du lịch không rõ rang hoặc không công khai hoặc không trung thực về chương trình du lịch, dịch vụ, các quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịchTừ 1.000.000đ đến 3.000.000đ

6. 

Không thực hiện nội quy, quy định của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch khi hành nghềTừ 3.000.000đ đến 5.000.000đ

7. 

Không tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương nơi đến tham quan khi hành nghềTừ 3.000.000đ đến 5.000.000đ

8. 

Có thái độ thiếu văn minh đối với khách du lịch khi hành nghềTừ 3.000.000đ đến 5.000.000đ

9. 

Không cung cấp thông tin cho khách du lịch về chương trình du lịch, dịch vụ và các quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịchTừ 3.000.000đ đến 5.000.000đ

10. 

Không hướng dẫn khách du lịch theo phân công nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng hướng dẫnTừ 5.000.000đ đến 10.000.000đ

11. 

Không hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịchTừ 5.000.000đ đến 10.000.000đ

12. 

Không báo cáo người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quyết định thay đổi chương trình du lịch trong trường hợp khách du lịch có yêu cầuTừ 5.000.000đ đến 10.000.000đ

13. 

Không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc không là hội viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp theo quy định khi hành nghề đối với HDV du lịch quốc tế và HDV DL nội địaTừ 5.000.000đ đến 10.000.000đ

14. 

Không có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh Dịch vụ lữ hành hoặc không có văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch theo quy địnhTừ 5.000.000đ đến 10.000.000đ

15. 

Không có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch đối với HDV DL tại điểmTừ 5.000.000đ đến 10.000.000đ

16. 

Kê khai không trung thực hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ HDV DLTừ 10.000.000đ đến 15.000.000đ. Buộc thu hồi thẻ HDV đối với hành vi này

17. 

Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn thẻ HDV DL

Từ 10.000.000đ đến 15.000.000đ

Tước quyền sử dụng thẻ HDV DL trong thời hạn từ 01 đến 06 tháng.

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi này.

18. 

Hoạt động hướng dẫn du lịch không đúng phạm vi hành nghề của HDV DL theo quy định

Từ 10.000.000đ đến 15.000.000đ

Tước quyền sử dụng thẻ HDV DL trong thời hạn từ 01 đến 06 tháng.

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi này.

19. 

Không có thẻ HDV DL khi hành nghề

Từ 15.000.000đ đến 20.000.000đ

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi này

20. 

Sử dụng thẻ HDV DL giả để hành nghề hướng dẫn

Từ 15.000.000đ đến 20.000.000đ

Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi này

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi này

21. 

Cung cấp, giới thiệu cho khách du lịch các nội dung thông tin mang tính chất xuyên tạc lịch sử, văn hóa, chủ quyền quốc gia

Từ 20.000.000đ đến 30.000.000đ

Tước quyền sử dụng thẻ HDV DL trong thời hạn từ 06 đến 12 tháng

22.

Hoạt động HDV DL tại Việt Nam của người nước ngoàiTừ 30.000.000đ đến 50.000.000đ

Xem thêm

  • Luật Du lịch 2017: luat du lich 2017
  • Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch: NĐ 45
     

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan
Hướng dẫn viên du lịch phải mang theo giấy tờ gì khi đi hướng dẫn du lịch?
Thông tin ngànhHướng dẫn viên du lịch phải mang theo giấy tờ gì khi đi hướng dẫn du lịch?

Hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa phải mang theo giấy tờ phân công nh...

Quy tắc ứng xử văn minh du lịch
Thông tin ngànhQuy tắc ứng xử văn minh du lịch

Chung tay xây dựng hình ảnh đẹp về du lịch Nha Trang – Khánh Hòa: Nói không với dịch vụ kém chất lượ...

Cẩm nang hướng dẫn thực hành du lịch có trách nhiệm với thiên nhiên và động vật hoang dã
Thông tin ngànhCẩm nang hướng dẫn thực hành du lịch có trách nhiệm với thiên nhiên và động vật hoang dã

Nghĩa vụ của cá nhân về bảo vệ môi trường trong hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch (khi đến khu...